- Trong quá trình trung đại tu, ngoài việc vệ sinh, kiểm tra tình trạng bên trong thiết bị thì còn một việc rất quan trọng đó là thay thế vật tư đến hạn theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Thông thường, với hệ thống UPS hay tủ nạp thì sau 5-7 năm sẽ cần tiến hành trung tu để thay thế một số linh kiện như:
- Quạt làm mát: nếu không thay quạt làm mát đúng hạn có thể dẫn tới việc UPS bị quá nhiệt. Trong trường hợp xấu nhất có thể gây ra sự cố nghiêm trọng như nổ IGBT.
- Cầu chì.
- Rơ le.
Sau 7-10 năm một số linh kiện cần được thay thế như:
- Tụ điện AC/DC: Cũng như ắc quy, tụ điện là thành phần dễ bị hỏng nhất. Chúng lão hóa theo thời gian, với chất điện phân, giấy và lá nhôm bên trong bị xuống cấp theo thời gian. Khả năng lọc sẽ bị ảnh hưởng và sẽ có nhiều vấn đề hơn với sóng hài và nhiễu điện. Ngoài ra, khả năng lưu trữ năng lượng sẽ giảm, và nó thậm chí có thể làm hỏng ắc quy. Trường hợp xấu nhất có thể gây chập cháy.
- Các bo mạch: trên bo mạch cũng có chứa các tụ nhỏ và chúng cũng bị lão hóa theo thời gian. Nếu không thay thế đúng hạn thì sẽ có nguy cơ hỏng các bo mạch, trường hợp nặng thì UPS có thể chuyển sang chế độ bypass và mất khả năng bảo vệ tải trước các sự cố chất lượng điện.
- …
Trên đây là một số linh kiện cần được đặc biệt lưu ý và có độ rủi ro cao nếu không được thay thế đúng hạn. Các linh kiện khác cần được kiểm tra định kỳ và tùy theo khuyến nghị của từng nhà sản xuất để thực hiện việc thay thế.
Với hệ thống ắc quy, tuổi thọ thực tế sẽ phụ thuộc vào điều kiện làm việc (nhiệt độ môi trường, tần suất phóng nạp). Và khi chất lượng ắc quy không còn đảm bảo thì sẽ gây ra rất nhiều rủi ro: không đủ thời gian lưu điện cho tải, nghiêm trọng hơn có thể gây ra chập cháy. Do đó, việc giám sát, kiểm tra hệ thống ắc quy cần được thực hiện tốt để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường như: rò rỉ dung dịch, phồng, nứt vỏ bình… và từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời.