Trong các nhà máy sử dụng công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, dược phẩm, các quá trình công nghiệp, các chủ đầu tư thường để dành nhiều thời gian và chi phí cho phần công nghệ của các dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên một yếu quyết định đến hoạt động hiệu quả, chính xác và tuổi thọ của các dây chuyền là chất lượng điện – nguồn đầu vào quan trọng nhất của dây chuyền sản xuât thường bị bỏ qua. Do đó sau khi đi vào hoạt động 1-2 năm những bất cập này mới nổi lên và thường khó xử lý ngay lập tức do giới hạn về không gian lắp đặt hoặc chờ đợi bên cung ứng điện cải thiện tình hình. Trong thực tế các bất ổn trên lưới điện chủ yếu gây ra bởi thời tiết cực đoan bao gồm sự biến đổi của khí hậu ngày càng khốc liệt khiến việc quá tải trên đường dây diễn ra thường xuyên hơn vào mùa Hè và các cơn mưa kèm giông, lốc đã trở thành thách thức chung cho bài toán đảm bảo chất lượng nguồn cung điện đối với hệ thống điện của ngay cả các nước tiên tiến được đầu tư bài bản như Nhật bản, Mỹ, Thụy Sỹ, Singapore. Những quốc gia mà tổng thời gian mất điện trung bình (SAIDI) trong cả 1 năm chỉ tính bằng vài chục phút.
Ở các tỉnh miền Bắc, các sự cố trên diễn ra phổ biến tập trung vào các tháng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm khiến các dây chuyền sản xuất bị dừng đột ngột dẫn đến hỏng sản phẩm, máy móc hoạt động sai tính năng hoặc mất hàng giờ khởi động lại dây chuyền làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư.
Giải pháp nào để giúp giải quyết vấn đề trên trong thời gian ngắn nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại cho việc bảo vệ các phụ tải quan trọng có công suất hàng trăm đến cả nghìn kVA của mỗi nhà máy trong khi chi phí đầu tư ban đầu (CAPEX) và chi phí vận hành thay thế vật tư (OPEX) của các giải pháp trên thường khá lớn là bài toán đau đầu của lãnh đạo các doanh nghiệp.
Loại bỏ lo lắng về CAPEX cũng như OPEX trong khi vẫn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất để tập trung vào những lĩnh vực chuyên môn mạnh nhất của mỗi doanh nghiệp là xu thế chung đang diễn ra mà các doanh nghiệp hàng đầu Việt nam như FPT, VINFAST hay như tại Nhật Bản TOYOTA cũng bắt đầu lập ra thương hiệu KINTO đang triển khai cho khách hàng của mình..
M-UPSTM của công ty VEC ENERGY cũng được ra đời theo xu thế chung đó nhằm mang đến toàn bộ trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình với chi phí đầu tư ban đầu bằng không.